Bounce Rate và 06 cách để có tỷ lệ Bounce Rate thấp hơn

Bạn sở hữu một trang Web với giao diện thân thiện, sở hữu các bài content chất lượng nhưng con số chuyển đổi từ điều đó lại rất thấp ? Nguyên nhân trực tiếp chính là đến từ Bounce Rate. Vậy làm thế nào để có tỷ lệ Bounce Rate thấp ? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bounce Rate và những điều bạn cần biết

1. Bounce rate là gì ?

Theo các thuật ngữ trong SEO, Bounce rate có thể được hiểu là tỷ lệ thoát trang. Cụm từ này dùng để ám chỉ tỷ lệ người dùng truy cập đến trang nội dung của bạn nhưng lại ngay lập tức thoát ra mà không đọc hay click vào những nội dung khác có trong trang.

Bounce rate và những điều bạn cần biết

Bounce rate và những điều bạn cần biết

2. Những điều bạn cần biết về Bounce rate

Công thức tính Bounce rate

Qua các nghiên cứu thực tế, công thức tính Bounce rate sẽ dựa trên tỷ lệ phần trăm của tổng số những khách hàng chỉ truy cập 1 lần vào trang trong tổng tất cả các phiên truy cập Web.

Bounce rate = Tỷ lệ phần trăm của tổng số những khách hàng chỉ truy cập 1 lần / Tổng toàn bộ số phiên truy cập được xem 

Bounce rate có thể dễ dàng tính toán dựa trên các yếu tố sẵn có

Bounce rate có thể dễ dàng tính toán dựa trên các yếu tố sẵn có

Cách kiểm tra tỷ lệ Bounce rate

Kiểm tra tỷ lệ Bounce rate trên trang rất đơn giản. Các bạn chỉ cần truy cập vào Google Analytics => Đối tượng => Tổng quan 

Tỷ lệ Bounce rate ở mức nào là tốt ?

Tỷ lệ thoát trang thực tế sẽ là tỷ lệ nghịch với doanh thu của bạn. Tỷ lệ thoát trang càng cao thì doanh thu thấp và ngược lại.

Đâu là tỷ lệ Bounce rate tốt ?

Đâu là tỷ lệ Bounce rate tốt ?

Tỷ lệ Bounce rate mà bạn có thể tham khảo:

  • Tỷ lệ vàng – Là tỷ lệ Bounce rate ở mức rất tốt: từ 26-40%
  • Tỷ lệ chuẩn – Từ 41-55%
  • Tỷ lệ cơ bản – Từ 56-70%
  • Còn từ 70 % trở lên là mức tệ, bạn nên cân nhắc để cải thiện trang web.

Đây là những tỷ lệ tham khảo, trên thực tế thì bạn nên đặt mục tiêu cho trang của mình và tự đặt hạn mức cho Bounce rate so với tỷ lệ bán hàng trên trang của bạn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ Bounce rate

1. Tỷ lệ thoát của trang

Bạn có thể kiểm tra các trang web khách nhau trong tài koanr Analytisc bằng cách truy cập Hành vi => Tất cả các trang. Bạn nên lưu lại địa chỉ URL của từng trang với tỷ lệ thoát để dễ dàng phân tích nguyên nhân, tìm những biện pháp cả thiện tỷ lệ thoát trang.

2. Tỷ lệ thoát của mỗi nguồn truy cập

Trong mục Google Analytisc => Chuyển đổi – Tất cả lưu lượng truy cập – Nguồn/Phương tiện.

Nghiên cứu, xem xét tỷ lệ thoát trang từ nhiều nguồn khách nhau sẽ giúp bạn dễ dàng xác định thời gian và công sức để đầu tư vào cải thiện tỷ lệ trên thoát trên các trang này. Nói một cách dễ hiểu hơn thì nhiều người đến từ các nguồn tìm kiếm xem rất nhiều bài viết, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết được mình nên tập trung vào nguồn nào, và nguồn lưu lượng tốt sẽ đến từ đâu. Những thông tin mà bạn nhận được bằng cách so sánh từ nhiều nguồn với các tỷ lệ thoát khác nhau, để có thể ưu tiên cải thiện những

3. Tốc độ load trang

Trong Google Analytics => Hành vi => Tốc độ trang web => Thời gian của trang.

Tốc độ load trang là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát trang. Với những trang web có tốc độ tải lâu sẽ gây sự khó chịu cho người dùng, điều này hoàn toàn không tốt cho việc cải thiện tỷ lệ Bounce rate.

Tốc độ load trang ảnh hưởng trực tiếp đến Bounce rate

Tốc độ load trang ảnh hưởng trực tiếp đến Bounce rate

Tốc độ load trang tối ưu là dưới 5 giây với điểm tốc độ lớn hơn hoặc bằng 80 là ổn.

6 cách làm giảm tỷ lệ Boune rate

Đây là 6 cách sẽ giúp bạn cải thiện được tỷ lệ Bounce rate.

1. Tối ưu giao diện Web

Giao diện Web là một trong những điểm đầu tiên mà người dùng tiếp cận khi truy cập vào trang Web, vì thế giao diện cần được tối ưu, bố trí khoa học để tạo thiện cảm cho người dùng. Một số điể bạn cần lưu ý như:

  • Link điều hướng rõ ràng, dễ dàng truy cập – Với những trang đích đến bị nhầm lẫn, xáo trộn nội dung không đúng với chủ đề, từ khóa sẽ gây ảnh hưởng không tốt với người đọc, dễ dàng gây ra tỷ lệ Bounce rate cao.
  • Định dạng trên cách trang – Với những mục, trang quan trọng, bạn nên bố trí chúng với những cấu trúc, quy tắc theo hường từ trái đến phải, trên xuống dưới để đảm bảo người dùng dễ dàng tiếp cận được các thông tin quan trọng. Bên cạnh đó cũng phải kiểm tra Font chữ có rõ ràng, dễ đọc ? Các đoạn văn đã được tối ưu ? Lượng thông tin có đủ theo từng phần ? Nếu không đáp ứng được những tiêu chí cơ bản này thì việc dẫn đến tỷ lệ Bounce rate xấu là rất cao.
  • Call To Action trên trang – Đây là công việc kêu gọi tương tác, tì hiểu insight khách hàng bằng việc đưa ra các mẫu form đăng ký, thúc đẩy các khách hàng truy cập vào trang web của bạn để làm giả khả năng thoát trang.
Giao diện Web được tối ưu sẽ tạo thiện cảm cho khách hàng và khiến lượng Bounce rate giảm

Giao diện Web được tối ưu sẽ tạo thiện cảm cho khách hàng và khiến lượng Bounce rate giảm

2. Cải thiện nội dung bài viết content

Cải thiện nội dung trong các bài viết trở nên hấp dẫn, trực quan sẽ làm cho trang web của bạn trở nên chuyên nghiệp, tạo tin tưởng, ấn tượng cho khách hàng.

  • Mang đến cho khách hàng những nội dung họ thực sự quan tâm Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách nghiên cứu, xác định đối tượng mục tiêu của mình. 5W1H là công thức giúp bạn dễ dàng tìm hiểu, xác định được tâm lý của khách hàng mục tiêu của mình.
  • Kéo dài nội dung – Theo các nghiên cứu thực tế thì những bài viết có nội dung từ 2 000 từ trở lên sẽ có cơ hội được xếp hạng cao hơn, điều này sẽ khiến người dùng có cảm giác tin tưởng hơn với những bài viết được xếp hạng cao.
  • Sử dụng tiêu đề hấp dẫn Điều này sẽ tạo ấn tượng ban đầu với người đọc và khiến họ hiểu sơ bộ số lượng thông tin mà mình sẽ tiếp nhận khi click vào link
  • Cấu trúc bài viết được tối ưu SEO – Điều này giúp bài viết trở nên rõ ràng với các từ khóa nổi bật, thu hút ánh nhìn của người đọc.
  • Nội dung cô đọng – Các đoạn văn nên dài từ 2 – 5 dòng để có thể cô đọng những thông tin cần thiết.
  • Sử dụng các heading phụ – Giúp chia nhỏ các nội dung thành nhiều phần để người đọc dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa, nội dung quan trọng của từng phần
  • Minh họa – Bạn có thể sử dụng các Text, hình ảnh, clip để minh họa, giúp người đọc hiểu được nội dung và tránh gây nhàm chán.
  • Tạo hộp tìm kiếm để người đọc dễ dàng tìm được nội dung mà mình muốn đọc.
  • Phân tách nội dung bằng các khoảng trắng để tránh gây rối mắt.
  • Liên kết các Content liên quan – Bên cạnh đó, bạn cũng nên làm các trang Web với nội dung các trang được liên kết với nhau để giúp dễ dàng dẫn link, điều này sẽ giúp người đọc có nhiều lựa chọn thông tin, tránh làm tăng tỷ lệ thoát trang. Ngoài ra bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng dựa vào các link mà họ ấn vào.

3. Câu chuyện thương hiệu

Bạn cũng nên cân nhắc việc sử dụng các câu chuyện thương hiệu là những câu chuyện về lịch sử hình thành của công ty, các sự kiện hay dự án mới, hoặc cũng có thể là các tuyên bố của công ty về tầm nhìn về sứ mệnh để giúp tăng độ phủ của thương hiệu, điều này sẽ khiến khách hàng nhìn thấy được sự chuyên nghiệp của bạn.

Từ đó, sử dụng nhiều trang khác nhau để liên kết chúng trong trang Web của bạn, tạo cho người dùng có cơ hội tìm hiểu về thương hiệu, các hoạt động của bạn và những sản phẩm mà bạn đang có. Điều này sẽ hấp dẫn khách hàng trở lại và tìm kiếm những thông tin mới, câu chuyện mới từ bạn và giảm được tỷ lệ Bounce rate xấu.

Câu chuyện về thương hiệu rất hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ thoát trang

Câu chuyện về thương hiệu rất hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ thoát trang

4. Tối ưu các thông tin mà khách hàng cần

Bỏ công sức tìm kiếm, nghiên cứu, đánh giá những nội dung không đem lại giá trị cho khách hàng, loại bỏ chúng nếu có thể và tối ưu, cô đọng các luồng thông tin để tập trung vào mục tiêu là giữ sự chú ý của khách hàng, điều này sẽ tạo ảnh hưởng tốt hơn là việc gây khó chịu cho khách hàng bằng các thông tin gây phiền, không liên quan đến nội dung chính.

5. Đánh vào tâm lý của khách hàng

  • Sử dụng những từ ngữ chuyên môn từ các chuyên gia trong tiêu đề, nội dung bài viết.
  • Tạo các hướng đi cho người đọc như: cung cấp thông tin, bộ tài liệu miễn phí, hướng dẫn chi tiết về vấn đề người đọc đang quan tâm,…
  • Chất lượng của các bài viết content, thông tin và sự tôn trọng sẽ là bí quyết để tạo dựng lòng tin với người đọc qua thời gian.
Một cách gây ấn tượng chính là đánh vào tâm lý của khách hàng

Một cách gây ấn tượng chính là đánh vào tâm lý của khách hàng

6. Tác động đến người dùng

Những tác động nhỏ đến người dùng về một hành động cụ thể cũng sẽ là một cách để giúp bạn giảm được tỷ lệ Bounce rate.

  • Tương tác thường xuyên với người dùng – Bằng cách khuyến khích học để lại các bình luận góp ý, like và chia sẻ nếu thấy bài viết có hiệu ứng tốt.
  • Đính kèm các đường link dẫn khách hàng đến với những nội dung hấp dẫn, có liên quan – Điều này sẽ khiến khách hàng thích thú, không bị nhàm chán

Đây là những hành động dù rất nhỏ nhưng nếu biết tận dụng, hiệu quả đem lại sẽ rất cao, bạn cũng có thể thêm vào một số hành động như:

  • Đăng ký nhận thông báo
  • Mục liên hệ
  • Nút mua hàng
Những tác động đến khách hàng sẽ làm giảm tỷ lệ thoát trang

Những tác động đến khách hàng sẽ làm giảm tỷ lệ thoát trang

Lời kết

Giữ được khách hàng truy cập ở lại trang là một trong những công việc, vấn đề khiến nhiều người đau đầu tìm cách giải quyết để có thể giảm đi tỷ lệ thoát trang xấu này. Tóm lại, bạn nên chú tâm vào những nội dung sau:

  • Tối ưu giao diện trang web, biến chúng trở nên trực quan, bắt mắt và khoa học hơn
  • Tạo ra các bài viết với nội dung mà khách hàng thực sự quan tâm
  • Tương tác với khách hàng bằng các lời kêu gọi hành động

Mỗi một khách hàng đều sẽ có những mục tiêu của riêng họ. Một tỷ lệ thoát cao được đánh giá là nếu đó là trang duy nhất hoặc trang cuối cùng của kênh chuyển đổi mà các khách hàng truy cập. Bạn cũng nên lưu ý đến việc tổ chức, note lại các trang, nguồn có sự cố xảy ra đê có thể có những biện pháp cải thiện tỷ lệ Bounce rate của chúng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý và quản lý tỷ lệ Bounce rate một cách hiệu quả, từ đó nắm bắt, giữ chân khách hàng truy cập ở lại trang của bạn lâu hơn.

Rate this post
0 Points


Bấm gọi
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon